Phân bón cho cây chuối – Chế độ dinh dưỡng.
Muốn việc quản lý bón phân cho cây chuối một cách tốt nhất trước khi trồng, đầu tiên là phải kiểm tra đất và lập kế hoạch chương trình dinh dưỡng tối ưu.
Nhận biết nhu cầu phân bón cho cây chuối
Sử dụng những giống trồng chuối có sức đề kháng tốt, kèm theo chế độ chăm sóc cận thẩn, sẽ cho thu hoạch một buồng chuối có chất lượng cao trong vòng 18 tháng, và sẽ tạo ra một buồng chuối mới sau mỗi 12 tháng. Trong suốt thời gian này, vườn chuối sẽ tiêu thụ số lượng lớn Đạm và Kali.
Cây Chuối ở đồn điền sẽ sinh trưởng tốt nhất với đất có độ pH từ 5.6 – 6.5. Sức đề kháng độ mặn vừa phải, cây chuối sẽ ngừng phát triển khi nồng độ muối hòa tan vượt quá 500 ppm.
Vì rễ của cây chuối thường gần bề mặt đất (nông) , do đó cần bón phân cho cây chối ít nhất 8 lần một năm. Nhằm giảm thiểu phân bón bị rửa trồi.
Nhu cầu phân bón cho cây chuối
Trung bình một tấn quả chuối, tiêu thụ 8 kg đạm, 1,5 kg lân và 25 kg Kali từ đất. Tuy nhiên đây là cách tính nhu cầu dinh dưỡng rất không chính xác, nó không mô tả toàn bộ sự hấp thu và cũng không thể sử dụng để tính toán chương trình phân bón cho cây chuối. Vì vậy, đây chỉ là một tham số của một chương trình phân bón cho cây chuối được sắp xếp trong điều kiện lý tưởng.
Người trồng nên chú ý đến sự phức tạp của quá trình bón phân. Ví dụ, nhiệt độ đất. Một khi nhiệt độ của đất cao hơn 18 độ C, Khuyến cáo các bạn nên sử dụng thêm ure vào phân bón ammonium nitrat.
Cách chính xác nhất để biết tỷ lệ chính xác N:P:K phân bón cho cây chuối nên sử dụng phân tích lá song song với kiểm tra đất.
Mức độ của các yếu tố mong muốn của kiểm tra mô được thể hiện trong bảng dưới:
Bảng 1: Phân tích mô của chuối – phiến lá mỏng 3, kết quả kiểm tra mức độ tối thiểu .
Bón phân cho cây chuối trong một năm
Việc sử dụng phân bón cho cây chuối và các phân bón cụ thể có thể phối hợp với chu trình cây trồng quang năm. Dù sao, người trồng cũng nên bón phân phù hợp với điều kiện thời tiết.
Đáp ứng nhanh và đầy đủ chế độ phân bón trong từng giai đoạn sinh trưởng của cây chuối.
Mùa xuân – điều kiện ấm rễ hoạt động tích cực và lá phát triển mạnh. Đây là thời gian để đáp ứng nhu cầu phân bón cho cây chuối để nó đạt được tiềm lực của chính nó.
Mùa hè – trong suốt thời gian này, buồng chuối có thể tối đa hóa trọng lượng và kích thước của nó. Do dó, tất cả chất dinh dưỡng thông qua phân bón cho cây chuối phải có sẵn đầy đủ để cung cấp cho bộ rễ cây trồng.
Mùa thu – khi nhiệt độ xuống thấp chuối ngừng phát triển. Nó sẽ cần nhiều chất dinh dưỡng đặc trưng, những chất dinh dưỡng này thích hợp để củng cổ cho cây trồng, sự dự trữ này sẽ cung cấp dinh dưỡng cho cây trong những năm tiếp theo.
Mùa đông – chỉ nên áp dụng một chương trình phân bón bảo vệ. Tốt hơn hết là sử dụng phân bón lá, vì lúc này bộ rễ hoạt đống rất kém.
Tầm quan trọng của kali và các triệu chứng thiếu hụt
Kali – “ Chất dinh dưỡng tạo chất lượng “, có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, nó điều chỉnh cả CO2 và hấp thu nước và có ảnh hưởng tích cực đến sức đề kháng của cây trồng trong môi trường xấu.
Thực tế kali đóng vai trò chính trong việc tổng hợp tinh bột và protein làm cho nó trở thành yếu tố chính trong dinh dưỡng của cây chuối.
Thông thường, phần lớn phân bón được sử dụng ở các đồn điền trồng chuối là kali nitrat.
Phân bón này giúp cây có sức đề kháng khí lạnh và góp phần lớn trong giúp trái cây to, nhiều thịt hơn.
Thiếu hụt Kali sẽ có các biểu hiện sau:
- Lá nhỏ và vàng
- Trổ buồng muộn
- Số trái nhỏ trên mỗi buồng
- Kích thước của trái giảm
Trong trường hợp dinh dưỡng bị thiếu hụt hoặc không cân đối, mức độ sản lượng và chất lượng của trái bị ảnh hưởng. Do đó, tạo ra một chương trình phân bón cân bằng phải dựa trên sự đánh giá chính xác về sản lượng và trên đất,nước, phân tích mô.
Nguồn: Smart-fertilizer.com
Dịch lược: phanbonnhapkhau.com