KỸ THUẬT LÀM BÔNG CHO CÂY HỒ TIÊU phần 1
Ở Việt Nam, giai đoạn sau thu hoạch cây Hồ Tiêu là mùa khô, cây tiêu trong thời gian mang trái gần như đã kiệt sức để chuẩn bị cho kỹ thuật làm bông cho cây hồ tiêu. Nếu như ngắt nước làm bông trong giai đoạn nuôi trái sẽ làm cây suy kiệt về thể chất làm cho cây giảm năng suất và sức đề kháng giảm dẫn đến nguy cơ nhiễm các bệnh như bệnh chết nhanh, chết chậm trong thời gian tiếp theo….Do đó, trong thời gian nuôi trái cần cung cấp lượng lớn dinh dưỡng cân đối giúp vừa vào nhân, vừa nuôi cây. Đặc biệt, sau khi thu hoạch cần có thời gian phục hồi cây để đảm bảo năng suất cho các mùa sau.
kỹ thuật làm bông cho cây hồ tiêu cần chú ý các giai đoạn sau:
Sau khi thu hoạch: Chúng ta tiến hành rửa cây bằng các loại thuốc gốc đồng như Norshiel 86.2WG, hoặc Terra Copper với nồng độ cao, nên lựa chọn của các hàng uy tín. Mục đích để phun tiêu diệt mầm bệnh, diệt nấm gây hại trên lá như thán thư, địa y, làm lành vết thương hở do quá trình thu hoạch giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn và tránh tối đa hiện tượng rụng đốt sau thu hoạch.
Trong quá trình thu hoạch mỗi một chuỗi trái được hái đi, một lá bị hái đi hay vô tình một cành bị gãy đều tạo ra vết thương hở. Do đó cây bị tổn thương, bị đau và thậm chí dinh dưỡng, nước bị mất qua vết thương này. Đồng thời, đây là cơ hội cho vi khuẩn có hại trong không khí dễ dàng tiếp xúc và gây rụng đốt rất nhiều sau khi thu hoạch. Do đó nên tiến hành phun rửa bằng các thuốc gốc đồng cho cây càng sớm càng tốt để đem lại hiệu quả kỹ thuật làm bông cho cây hồ tiêu tốt nhất.
Đối với những vườn có thời gian thu hoạch kéo dài, nếu chờ sau khi thu hoạch xong mới rửa vườn đồng loạt thì những cây thu hoạch trước sẽ bị ảnh hưởng bởi các vết thương hở. Do đó, khi thu xong đến đâu nên tiến hành xử lý rửa vườn ngay đến đó, không nên kéo dài.
Phun rửa vườn có tác dụng tiêu diệt địa y, tảo đỏ, nấm bệnh gây hại, làm lá già bệnh rụng đi. Quan trọng hơn là làm sạch chồi, cắt bỏ tiêu lươn và những tay nằm sát đất để tạo độ thông thoáng. Vệ sinh vườn sạch, ngăn ngừa nấm bệnh tạo điều kiện thuận lợi chuẩn bị giai đoạn phân hóa mần hoa.
Việc cần làm quan trọng thứ hai nữa đó là làm sạch chồi, cắt bỏ tiêu lươn và những tay nằm sát mặt đất.Gom những lá già lá bệnh rụng đem đi đốt. Mục đích của những việc làm này là vệ sinh sạch sẽ vườn, ngăn ngừa mầm bệnh, tạo điều kiện cho cây sạch sẽ, khô ráo giúp cây phân hóa mầm hoa tốt.
Ngắt nước làm bông trong kỹ thuật làm bông cho cây hồ tiêu: giống như tất cả các cây trồng khác trong tự nhiên, việc phân hóa mầm hoa chính là do điều kiện khô hạn đưa cây vào niêm trạng ngủ, Acid Absisic tăng lên, Acid Cytokinin và Acid Giberilic giảm xuống. Cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh sản ra hoa đậu trái.
Trong thời gian này chúng ta ngắt nước hoàn toàn. Thời gian ngắt nước phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và tình trạng của cây Hồ Tiêu:
1. Tiêu suy yếu: không nên ngắt nước, vì hàm lượng Acid Absisic trong cây lúc nào cũng cao nên luôn trong tình trạng sẵn sàng ra bông. Do đó, chúng ta tiến hành chăm bón Hồ Tiêu, tưới nước, dưỡng cây bình thường để cây khỏe mạnh, sung sức hơn cho đến mùa mưa chúng cũng có thể tự ra trái, tuy nhiên sẽ không nhiều. Nhưng nếu chúng ta duy trì chế độ chăm sóc hợp lý và cân đối, đến năm sau cây Hồ Tiêu có khả năng cho năng suất cao hơn. Cách chăm sóc bằng cách bổ sung phân bón nhập khẩu ba số cân bằng như: phân bón GEL Veget 26-26-26+3MgO+TE, phân bón NPK 16-16-16+TE, Amino axit, phân bón vi lượng tổng hợp Micro combi, phân bón GEL MICRO,..
2. Tiêu trung bình: kỹ thuật làm bông cho cây hồ tiêu yêu cầu thời gian ngắt nước ngắn trung bình khoảng 25 – 30 ngày. Sau đó tiến hành xử lý ra hoa tạo mần bằng phân bón MKP haifa, phân bón GEL STARTER 15-68-15+TE.
3. Tiêu khỏe, tốt, lá nhiều hoặc tiêu tơ, tiêu thu chính năm đầu : Thời gian ngắt nước dài hơn, thường thì từ 40 đến 50 ngày tùy vào thổ nhưỡng từng vùng có thể lên đến 60 ngày.
Trong quá trình tưới nước cho cây cần có một kinh nghiệm kỹ thuật làm bông cho cây hồ tiêu phân biệt trạng thái của cây mà điều chỉnh lượng nước tưới cho cây phù hợp, ví dụ như cây suy yếu lượng nước tưới nhiều hơn, cây trung bình thì lượng nước tưới vừa, còn cây tiêu sung thì lượng nước tưới ít hơn hoặc chỉ vừa đủ để duy trì trạng thái của cây vv…
Trước khi mưa khoảng 20 ngày nên xử lý phân hóa mần hoa bằng các loại phân bón lân cao như: phân bón lá GEL STARTER 15-68-15+TE, phân bón lá 10-60-10+TE,…Đồng thời kết hợp bổ sung thêm Boron và Molypden để cây phân hóa mần hoa diễn ra mạnh mẽ hơn.
Việc ngắt nước hoàn thành khi trời bắt đầu mưa là tốt nhất kỹ thuật làm bông cho cây hồ tiêu
Lưu ý:
– Muốn có năng suất năm sau cao hơn thì yêu cầu chăm bón của năm trước phải chu đáo hơn, cây phải khỏe mạnh, tươi tốt thì mới đáp ứng được nhu cầu năng suất cao.
– Trong quá trình hãm nước gặp mưa nhiều dẫn đến cây bung đọt thì nên xử lý bằng phân bón haifa MKP để ức chế sinh trưởng nhằm duy trì quá trình làm bông. Phun haifa MKP 3-4 ngày/1 lần nếu mưa dầm kéo dài.
– Trong quá trình ngắt nước cây có biểu hiện suy, héo rũ do thiếu nước, nếu gặp trường hợp này chúng ta nên tiến hành tưới nước cho cây ngay và lưu ý đến lưu lượng nước tưới. Nếu tưới nhiều, ướt đẫm cây có thể bung hoa sớm, do đó nên tưới qua cho đủ ẩm đất để cây phục hồi rồi tiếp tục ngắt. Nếu chúng ta vô tình để cây ra hoa sớm gặp nắng nóng bông sẽ bị rụng, bồ cào răng cưa nhiều.
– Khi sử dụng các loại phân bón để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng nên sử dụng các loại phân bón nhập khẩu, hoặc các phân bón của các đơn vị sản xuất uy tín trong nước.
kỹ thuật làm bông cho cây hồ tiêu