PHÂN BÓN ĐẠM SỬ DỤNG CÓ ĐƠN GIẢN NHƯ BẠN NGHĨ.
Tỉ lệ đạm Ammonium/nitrate ảnh hướng đến sự hấp thụ và tăng trưởng của cây. Mỗi cây cần một tỉ lệ khác nhau. Tỉ lệ này thay đổi theo nhiệt đô, giai đoạn sinh trưởng, độ pH trong vùng rễ và tính chất của đất. Chứ không đơn giản như chúng ta nghĩ, như cách sử dụng truyền thống. Do đó cần nghiên cứu cụ thể các yếu tố ảnh hưởng để sử dụng phân bón đạm một cách đúng và linh hoạt
1. Nhiệt độ: Nhiệt độ cao nên sử dụng nitrate, nhiệt độ thấp nên sử dụng ammonium.
Amomium chuyển hóa ở rễ, Nitrate chuyển hóa ở trên lá,chuyển hóa đạm cần sử dụng một lượng đường từ lá. Khi nhiệt độ cao cây hô hấp nhiều -> lượng đường tiêu thụ tăng -> thiếu hụt lượng đường cho chuyển hóa ammoni và oxy hòa tan trong nước giảm => hấp thụ ammoni kém, khuyên dùng nitrate Và ngược lại khi nhiệt độ thấp nên dùng đạm ammnoni.
2. Đối với từng nhóm cây trồng:
Đối với các nhóm cây trồng như cây ăn lá: bắp cải, rau diếp, xà lách thì lượng đường tiêu thụ nhanh tại nơi sản xuất nên không có sẵn để vận chuyển xuống rễ . Do đó, hấp thụ đạm ammoni kém hơn nitrate.
3. Đối với pH vùng rễ:
Khả năng hấp thụ phân bón Nitrate làm pH tăng, hấp thụ phân bón ammoni làm pH giảm vì khi hấp thụ ammoni (NH4+) sẽ giải phóng proton H+ làm pH giảm. Hấp thụ Nitrate (NO3-) giải phóng (HCO3-) làm pH tăng.
4. Đối với sự hấp thụ các chất dinh dưỡng khác:
Ammonium là ion dương nên sẽ cạnh tranh với các ion dương khác: kali, canxi, magie cho sự hấp thụ của rễ. Do đó một tỉ lệ ammonium quá cao sẽ dẫn đến thiếu hụt: kali, canxi, magie, khi đó cần bổ sung tức thời bằng các phân bón lá. Tỉ lệ ammonium/nitrate thay đổi pH, ảnh hưởng đến sự hòa tan các dưỡng chất có sẵn.
Nguồn: smart-fertilizer.com
Dịch lược: phanbonnhapkhau.com