KỸ THUẬT TRỒNG KHOAI TÂY
Khoai tây là giống cây ưa lạnh, dễ trồng có giá trị kinh tế cao. Có thể trồng trên nhiều loại đất như đất ruộng, đất phù sa ven sông suối với thành phần đất nhẹ thoáng giữ ẩm tốt.
Thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 dương lịch là khoảng thời gian thích hợp để xuống giống khoai tây tại Đà Lạt.
Để trồng khoai tây đạt năng suất cao và chất lượng tốt có một số kinh nghiệm như sau từ kỹ thuật trồng khoai tây:
Bước 1:Chuẩn bị
– Chọn đất: Đất đất cát pha, thịt nhẹ. Nên cày bừa, xới đất, làm sạch cỏ dại. Lên luống đơn (0.6 -0.7 m) hoặc luống kép (rộng 1.2 m).
– Thời vụ: 15/10- 10/11
Bước 2:Chọn giống
– Củ giống phải có khối lượng ít nhất 50 gram trở lên
– Nếu củ giống đem cắt phải có độ trẻ về sinh lý, được bảo quản trong kho lạnh.
– Có hai phương thức để trồng khoai tây là trồng nguyên củ hoặc trồng bằng miếng bổ. Ngày nay nhờ công nghệ nuôi cấy mô nên phương pháp trồng bằng củ giống được thu hoạch bằng cây mô được nhiều nông dân ở Đà Lạt áp dụng nhằm tiết kiệm chi phí giống.
Bước 3: Phương pháp trồng
– Rạch hàng trên mặt luống, rải toàn bộ phân chuồng mục và lân trộn đều với đất trong rạch. Đặt củ giống hoặc miếng bổ vào rạch, tuyệt đối không để củ giống hoặc miếng bổ tiếp xúc trực tiếp với phân.
– Vì khoai tây là giống cây cần nhiều dinh dưỡng từ kali nên trước khi gieo trồng để đảm bảo năng suất cao cần phải bón một lượng phân bón phù hợp có thể cung cấp kali liên tục với hàm lượng cao trong thời gian dài theo diện tích đất gieo trồng.
Chú ý: Không được sử dụng kali clorua hay còn gọi là kali đỏ để sử dụng cho khoai tây. Vì khoai tây là một trong những loại cây cực kỳ nhạy cảm với clo trong đất. Gây thiệt hại nặng nề về năng suất.
Ví dụ: Nếu diện tích gieo trồng là một 1000m2 thì lượng phân bón cần đầu tư là :
700-900 kg phân chuồng, xử lý lân, vôi để ổn định độ pH trong đất và xử lý đất trước khi xuống giống.
Đối với củ giống bổ bón lót toàn bộ phân chuồng, và bổ sung phân bón Calamag để bổ sung Canxi, Magie, Bo cho cây trồng. Bón thúc sau mọc 18-22 ngày bằng phân bón NPK 16-16-8+TE. Sau khi bắt đầu ra củ, tới giai đoạn xúc luống thì sử dụng phân bón kali tan chậm – GranuPotasse của Bỉ có thể cung cấp hàm lượng kali cao liên tục trong 3 tháng. Do đó khắc phục được tình trạng thiếu hụt kali tạm thời trong giai đoạn nuôi củ.
Chú ý: Bón lót nhiều kali sẽ cho củ to, mẫu mã đẹp. Không bón phân chuồng tươi vì có nhiều vi khuẩn nấm bệnh làm cho hình thức củ không đẹp và khoai dễ bị thối. Chỉ dùng phân chuồng hoai mục.
Bước 4. Tưới nước
Là một trong những yếu tố quyết định năng suất và chất lượng khoai. Trong 60-70 ngày đầu khoai tây rất cần nước, thiếu nước năng suất khoai giảm, ruộng khoai lúc khô, lúc ẩm làm cho củ bị nứt, giảm chất lượng củ.
– Tưới rãnh: dẫn nước hoặc tát vào rãnh để thấm nước vào luống khoai. Trong vòng 60-70 ngày thường có 3 lần tưới nước, tưới đủ ẩm không để đọng nước trong ruộng khoai. Tưới kết hợp với xới, làm cỏ, bón phân thúc.
– Tưới gánh: Không tưới trực tiếp vào gốc mà tưới xung quanh gốc, không kết hợp tưới nước với phân chuồng vì có nhiều nấm gây thối củ.
Chú ý: Trước khi thu hoạch khoảng 2 tuần, không tưới nước, cần đất khô ráo, tuyệt đối tránh để nước vào ruộng, nếu mưa phải tháo kiệt nước kịp thời.