Với những lý do dưới đây sẽ giúp nông dân sử dụng phân bón kali tan chậm – GranuPotasse cho khoai tây vừa tiết kiệm,vừa đem lại hiệu quả kinh tế cho vụ mùa.
- Tiết kiệm phân bón.
Việc sử dụng các loại phân bón truyền thống cho khoai tây sẽ dẫn đến tình trạng thất thoát phân bón, gây tình trạng lãng phí do các hiện tượng: rửa trôi, bốc hơi, tan nhanh cây hấp thụ không hết dinh dưỡng dẫn đến sự thất thoát nghiêm trọng. Đây là một trong những nguyên nhân đẩy chi phí canh tác lên cao, giảm hiệu quả trồng trọt.
Phân bón kali tan chậm – GranuPotasse chứa 50% K2O có thời gian tan, nhả phân trong thời gian 2-3 tháng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Tan hoàn toàn không trong nước, cung cấp dinh dưỡng tối đa cho khoai tây. Cung cấp hàm lượng kali cao như kali tan chậm – GranuPotasse trong thời gian dài, liên tục giúp cây luôn có dưỡng chất để tạo củ, hình thành củ, tăng hàm lượng tinh bột.
- Tăng năng suất và chất lượng nông sản
Với những cây trồng thiếu kali thì sản lượng và chất lượng sẽ giảm biểu hiện như trái, củ có trọng lượng nhỏ, màu sắc kém đẹp, hàm lượng đường thấp làm giảm giá trị kinh tế của nông sản.
Ngược lại, những cây trồng được cung cấp đầy đủ kali sẽ tăng giá trị kinh của cây trồng. Phân bón kali tan chậm – GranuPotasse với hàm lượng kali tan chậm lên đến 50% bổ sung liên tục hàm lượng kali trong suốt quá trình hình thành trái, củ nâng cao sản lượng cây trồng, tăng hàm đường, cải thiện màu sắc, bóng đẹp,tăng lượng tinh bột cho họ nhà khoai, đem lại giá thành cao cho nông sản.
Đối với cây khoai tây nhu cầu dinh dưỡng đối với kali cao, khi sử dụng kali tan chậm – GranuPotasse sẽ giúp cây không bị thiếu kali trong suốt quá trình hình thành củ.
- Tăng khả năng chống chịu bệnh tật.
Kali tan chậm – Granupotasse có hàm lượng kali cao và 17% lưu huỳnh giúp làm dày thành tế bào của cây trồng, hạn chế sự tấn công nấm bệnh như sương mai và đốm vòng.
Đặc biệt trong đó bệnh sương mai đặc biệt nguy hại cho cây khoai tây, ảnh hưởng nặng nề đến năng suất, cũng như chất lượng nông sản. Khi khoai tây bị nấm bệnh tấn công sẽ gián đoạn quá trình sinh trưởng và phát triển, làm cây đuối sức, tốn chi phi thuốc trừ bênh. Do đó, việc tăng cường kali tan chậm – GranuPotasse hoặc phun K-leaf qua lá sẽ giúp phòng bệnh ngay từ giai đoạn cây con.
Ngoài ra, kali còn làm cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, chống lại hạn hán và gió rét.
- Độ khuếch tán cao
Khi sử dụng phân bón kali tan chậm – GranuPotasse có độ khuếch lên đến 2.8m, tức hàm lượng kali cao sẽ phân bố đều trong đất giúp cây khoai tây bung củ với diện tích rộng và đều. Tăng số lượng củ lên mức tối đa.
Ngoài ra, với độ khếch tán cao thì kali tan chậm – GranuPotasse sẽ giúp toàn bộ diện tích khoai tây phát triển đồng đều, tăng năng suất đồng đều. Giảm thiểu trình trạng củ to củ quá nhỏ.
- Độ tinh khiết cao
Phân bón kali tan chậm – Dranupotasse có độ tinh khiết cao, tan hoàn toàn trong nước và hàm lượng Clo gần như bằng không nên sẽ không phải lo lắng đến hàm lượng Clo tồn dư trong đất làm ảnh hưởng đến cây trồng. Đặc biệt, khoai tây là cây trồng dị ứng với thành phần Clo trong phân bón. Do đó, việc sử dụng kali clorua (kali đỏ, kali muối ớt) hoặc phân NPK từ kali clorua sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của khoai tây.